

Điều cơ bản về phương pháp sốc nước
Về bản chất, sốc nước có thể áp dụng cho bồn sục, bồn tắm hoặc bể bơi và được thực hiện bằng cách thêm một liều lượng hóa chất oxy hóa cao hơn bình thường vào nước. Việc này còn được gọi là oxy hóa.
Người dùng được khuyến cáo nên sốc nước một lần một tuần để giảm vi khuẩn và tạp chất có hại trong nước. Có hai dòng sản phẩm chính có thể sử dụng để sốc nước bồn sục là sốc clo hoặc sốc không clo.
Sốc clo:
- Xử lý bằng clo là giải pháp lý tưởng sau khi sử dụng bồn sục trong thời gian dài hoặc khi thay nước bởi nó có tác dụng khử trùng tốt. Nhưng hãy nhớ rằng, sốc clo làm tăng lượng clo trong bồn sục. Do đó, bạn sẽ cần phải đợi cho đến khi nó giảm tự nhiên trước khi sử dụng bồn.
- Trong thời gian này, bạn cần mở nắp bồn sục ít nhất 20 phút trong khi mở chu trình phun nước thông thường. Cách này sẽ làm giảm nguy cơ hóa chất làm hư hỏng bồn sục và phụ kiện liên quan, hạn chế việc phải sửa bồn sục tại nhà.
- Ở Việt Nam, bạn có thể mua clo dạng bột dùng cho bể bơi để sốc nước.

- Một số người, đặc biệt là trẻ em, thường nhạy cảm với mùi clo (mùi bạn thường thấy trong bể bơi) hoặc không cần thiết phải khử trùng nước thì có thể cân nhắc áp dụng sốc không clo.
Sốc không clo:
- Sốc không clo sẽ không khử trùng nước tốt như sốc clo, chủ yếu được sử dụng như một phương pháp xử lý hàng tuần để oxy hóa, loại bỏ chất gây ô nhiễm và làm sạch nước đục. Nó cũng giúp clo hoạt động hiệu quả hơn và tiêu diệt vi khuẩn không mong muốn.
- Sử dụng oxy già với nồng độ đậm đặc 50% dành cho bể bơi để làm sạch bồn sục, khử trùng và giảm thiểu mùi clo trong nước, không gây kích ứng da.
Lưu ý: Dù áp dụng phương pháp nào, bạn cũng cần hỏi ý kiến của chuyên gia sửa bồn sục tại nhà để chọn mua hóa chất phù hợp với bồn sục cũng như mục đích mong muốn. Không tự ý tìm mua sản phẩm tại các đại lý bán chất hóa học khi không có kiến thức.
Khi nào cần sốc nước bồn sục?
1. Nước đục
Nếu nước trong bồn sục của bạn đang trong bỗng chuyển sang màu đục, thì đó là dấu hiệu cho thấy có tạp chất bên trong làm biến đổi màu nước. Lớp mờ đục này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cho thấy chất lượng nước đang giảm sút.
2. Mùi khó chịu
Mùi hóa chất khó chịu hoặc nồng nặc bốc ra từ bồn sục là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nước mất cân bằng. Sốc nước đặc biệt hiệu quả trong việc trung hòa những mùi và màu của nước, cải thiện đáng kể trải nghiệm sử dụng của người dùng.
3. Kích ứng da
Bạn có bị kích ứng da hoặc ngứa ngáy khó chịu sau khi ngâm mình không? Nguyên nhân có thể là do chất gây ô nhiễm tích tụ trong nước.
4. Hình thành tảo
Nước chuyển sang màu xanh lá cây và có cảm giác nhớt là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tảo có thể đang hình thành trong bồn sục của bạn và bạn cần đặc biệt chú ý. Phương pháp sốc nước có hiệu quả chống lại tảo, ngăn không cho tảo bám rễ và đảm bảo loại bỏ tảo ở một mức độ nhất định.

Cách sốc nước bồn sục hiệu quả
Bước 1: Kiểm tra nước
Trước khi bắt đầu xử lý nước, hãy tiến hành kiểm tra nước toàn diện bằng bộ dụng cụ chuyên dụng. Kiểm tra mức độ pH, độ kiềm và mức độ khử trùng. Bước đầu tiên này cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng hiện tại của nước và giúp bạn nhận biết cần dùng lượng hóa chất bao nhiêu là phù hợp.
Bước 2: Tính toán liều lượng chất oxy hóa sốc
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia để xác định liều lượng hóa chất phù hợp với kích thước bồn và điều kiện nước cụ thể. Liều lượng chính xác là yếu tố đặc biệt quan trọng để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không xử lý nước quá mức.
Bước 3: Sử dụng hóa chất
Đảm bảo đổ bột clo hoặc oxy già đều trên mặt nước. Nếu loại hóa chất bạn sử dụng ở dạng hạt, hãy hòa tan trước trong xô nước trước khi cho vào bồn sục để ngăn ngừa nồng độ cục bộ có thể ảnh hưởng đến cân bằng nước.
Bước 4: Lưu thông nước
Bật hệ thống tuần hoàn của bồn sục để đảm bảo hóa chất được trộn đều trong nước. Nước tuần hoàn thích hợp giúp phân phối đều hóa chất và có thể tiếp cận mọi khu vực của bồn sục.
Bước 5: Chờ một vài phút
Không sử dụng bồn sục ngay sau khi sục. Hãy để hóa chất có thời gian để phát huy tác dụng. Chờ đợi theo thời gian chờ được khuyến nghị ghi trên hướng dẫn sử dụng sản phẩm (thường là 20 phút nhưng có thể lâu hơn).
Lưu ý khi sốc nước bồn sục
1. Sử dụng quá liều
Nhiều không phải lúc nào cũng tốt hơn. Sử dụng hóa chất quá liều có thể dẫn đến mất cân bằng hóa học nước, gây kích ứng da và các vấn đề sức khỏe khác. Thực hiện theo đúng chỉ định về liều lượng khuyến cáo trong hướng dẫn sản phẩm và nhà sản xuất bồn sục.
2. Không kiểm tra thường xuyên
Kiểm tra nước thường xuyên là quy trình quan trọng trong bảo dưỡng bồn sục nếu bạn muốn giữ cho bồn sục luôn hiệu quả. Không kiểm tra thường xuyên có thể dẫn đến mất cân bằng, làm giảm khả năng giữ nước trong của hóa chất.
3. Lưu thông nước không đúng cách
Nếu muốn hóa chất có thể phát huy hiệu quả tốt nhất cũng như tiếp cận được mọi vị trí, bạn cần phải để nước lưu thông đúng cách. Lưu thông không đúng có thể dẫn đến xử lý không đều, khiến một số khu vực dễ bị nhiễm bẩn. Đảm bảo hệ thống lưu thông của bồn sục nước nóng hoạt động tối ưu trong và sau khi xử lý sốc.
4. Không bảo trì thường xuyên
Các phương pháp sốc nước nằm trong quy trình bảo dưỡng toàn diện, không phải phương pháp thay thế cho toàn bộ quy trình bảo dưỡng. Việc “bỏ bê” các công đoạn bảo dưỡng khác như vệ sinh bộ lọc, vớt cặn bẩn và cân bằng hóa học nước có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp sốc nước theo thời gian.
Nếu không thể tự bảo dưỡng tại nhà, hãy liên hệ cho chuyên gia sửa bồn sục tại nhà để được hỗ trợ.
5. Không giải quyết được các vấn đề gốc
Nếu bồn sục cần sốc nước thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn như lọc kém, mức độ khử trùng không đủ hoặc hệ thống tuần hoàn bị trục trặc. Lúc này chỉ xử lý nước là không đủ. Thay vào đó, cần xác định nguyên nhân và sửa bồn sục tận gốc.
Một số lưu ý an toàn khi sử dụng hóa chất xử lý nước:
- Trước khi sử dụng, đọc kỹ nhãn sản phẩm và làm theo đúng hướng dẫn, không tự ý thực hiện các bước ngoài hướng dẫn.
- Thêm hóa chất vào nước, không bao giờ làm ngược lại.
- Không bao giờ thêm hóa chất vào nước trong khi đang sử dụng.
- Chỉ sử dụng hóa chất cho bồn sục ở những nơi thông gió tốt.
- Nếu sử dụng hóa chất dạng bột, tránh để ở nơi có gió mạnh.
- Cất giữ hóa chất xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
- Đi giày và mặc quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.
- Rửa tay thật sạch sau khi sử dụng.
- Kiểm tra nước trong bồn sục hàng ngày bằng que thử.
- Bảo quản tất cả các loại hóa chất cẩn thận, tránh xa các vị trí có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Tham khảo từ: creativehottubs.com và outdoorlivinghottubs.co.uk