
Sự cố nào trên bồn sục có thể sửa tại nhà?
Trước tiên, bạn cần biết tự sửa bồn sục tại nhà là khả thi ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, bản chất sửa chữa mà bạn hay đa số người dùng thiết bị khác có thể thực hiện ở nhà nên được nói chính xác hơn là “bảo dưỡng để khắc phục hoặc tránh sự cố xảy ra”.
Khi bồn sục xảy ra bất kỳ vấn đề gì, với một người dùng thông thường không có kiến thức chuyên môn thì điều đầu tiên nghĩ tới là bồn sục bị hỏng và cần được sửa chữa. Thực chất có nhiều sự cố bạn không cần phải làm gì nhiều ngoài kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh lại bồn.
Vậy bạn có thể làm gì để sửa bồn sục với những sự cố cơ bản nhất?
1. Vệ sinh bộ lọc
Chúng tôi khuyên bạn nên rửa sạch bộ lọc hàng tuần, rửa bằng chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho bộ lọc hàng tháng và tùy thuộc vào mức độ sử dụng, bạn có thể thay thế chúng sau từ 12 đến 18 tháng.

Một số dấu hiệu chính cho thấy đã đến lúc bạn cần vệ sinh hoặc thay bộ lọc là:
- Giảm lưu lượng nước (có thể xuất hiện thông báo lỗi trên bảng điều khiển đối với một số bồn sục có bảng điều khiển);
- Bộ lọc bẩn hoặc đổi màu;
- Chất lượng nước giảm sút, không còn giữ được độ trong kể cả khi đã thực hiện các biện pháp xả hoặc sốc nước;
- Có dấu hiệu hư hỏng rõ ràng và có thể nhận thấy bằng mắt thường.
Nếu bạn gặp một số vấn đề này, có thể là do vệ sinh bộ lọc không đúng cách hoặc bộ lọc đã quá hạn sử dụng. Hãy đảm bảo tuân thủ hướng dẫn vệ sinh bộ lọc đúng cách và thay bộ lọc sau mỗi 12 đến 18 tháng.
Bạn có thể mua bộ lọc mới tại chính đơn vị bán bồn sục cho bạn hoặc tìm đến các cơ sở chuyên cung cấp dich vu sua chua bon suc. Họ thường sẽ có bán thêm các phụ kiện đi kèm bồn sục.
Bạn biết bộ lọc của bồn sục đã đến lúc cần thay thế nhưng làm thế nào để thay bộ lọc đúng cách? Đây thực chất là một công việc tương đối đơn giản nhưng có thể giúp đảm bảo bồn sục luôn sạch sẽ và hệ thống lọc hoạt động bình thường với hiệu suất cao nhất.
Để thay bộ lọc của bồn sục, hãy tắt nguồn thiết bị, xác định vị trí và tháo bộ lọc (đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi thực hiện). Tùy thuộc vào nhãn hiệu và kiểu bồn sục, bạn có thể phải nhấc vỏ hoặc nắp đậy để xác định vị trí bộ lọc, sau đó nhấc hoặc vặn tay cầm để tháo bộ lọc.
Tiếp theo, vệ sinh bằng vải sạch hoặc bàn chải mềm và đặt lại bộ lọc đã vệ sinh hoặc thay thế vào đúng vị trí bạn đã tháo ra. Đảm bảo bộ lọc được lắp đúng cách và cố định bằng cách vặn chặt hoặc làm theo hướng dẫn cụ thể cho kiểu bồn sục bạn sử dụng. Đóng nắp, để bồn sục chạy một chu trình lọc và sau đó bạn có thể sử dụng thiết bị như bình thường.
2. Cân bằng nước
Bạn có thể tự kiểm tra cân bằng hóa học của nước trong bồn sục bằng que thử. Việc này nên được thực hiện như một phần trong quy trình bảo dưỡng, vệ sinh hàng tuần. Nếu nước không được cân bằng, bạn có thể thêm hóa chất theo kết quả đọc trên que thử.

Nếu nước bị mất cân bằng, một số sự cố nhất định có thể xảy ra:
- Vi khuẩn có điều kiện thích hợp để sinh sôi và phát triển;
- Nước không còn vệ sinh, không phù hợp để sử dụng;
- Xảy ra hiện tượng ăn mòn hoặc cặn khoáng chất bám trên bồn;
- Các vấn đề sức khỏe như kích ứng da và mắt.
- Hư hỏng các bộ phận và giảm hiệu suất hoạt động của bồn sục.
Tuy bạn chỉ cần thêm các hóa chất vào nước để cân bằng lại các chỉ số như độ kiềm, pH, độ cứng tổng và tổng chất rắn hòa tan (TDS) nhưng để có thể làm đúng cách, bạn cũng cần có kiến thức hóa học nhất định.
Nếu không chắc chắn, chúng tôi khuyên bạn nên đặt dịch vụ kiểm tra nước bồn sục theo thời gian cố định và tùy vào tình trạng của nước. Nếu bạn muốn tự thực hiện, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm mua các chất hóa học phù hợp với tình trạng nước của bồn sục.
Có một số điều bạn có thể làm giữa các lần bảo dưỡng hàng năm để giúp ngăn ngừa hư hỏng linh kiện như xả nước, vệ sinh và đổ đầy nước trở lại hoặc sốc nước (có thể sốc clo hoặc sốc không clo).
Bồn sục có nhiều linh kiện di chuyển như vòi phun, van, bơm… Những bộ phận này nếu bị kẹt lâu ngày có thể làm giảm công suất bơm hoặc tia nước yếu; gây rò rỉ hoặc tắc nghẽn hoặc dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng cần thay thế tốn kém.
Bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng để chăm sóc các bộ phận này, giúp kéo dài tuổi thọ, tiết kiệm chi phí sửa bồn sục tại nhà và đảm bảo trải nghiệm sử dụng tốt nhất.
Hãy nhớ rằng đây chỉ là những hướng dẫn chung và cụ thể các bước thực hiện bảo dưỡng như nào thì bạn nên đọc trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về bồn sục, bồn tắm và các thiết bị khác để được hướng dẫn chi tiết nhất.
Sự cố nào trên bồn sục không nên sửa tại nhà?
Bạn chỉ nên tự thực hiện bảo trì cơ bản tại nhà như được liệt kê ở trên, nếu gặp các vấn đề khác, hãy gọi chuyên gia:
- Sự cố liên quan đến hệ thống điện (như cầu dao bị nhảy, đèn không sáng hoặc sự cố với bảng điều khiển);
- Sự cố rò rỉ hoặc chảy nước của đường ống nước, máy bơm;
- Nhiệt độ nước thất thường
- Hệ thống điều khiển bị trục trặc (mã lỗi, nút không phản hồi hoặc khó khăn trong thiết lập chức năng);
- Lỗi động cơ hoặc lỗi máy bơm (không hoạt động bình thường, phát ra tiếng ồn bất thường hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn)...