

1. Chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp
Để giữ cho phòng xông hơi luôn sạch sẽ, bền đẹp và hoạt động hiệu quả, bạn nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng dành riêng cho phòng xông hơi khô. Hãy tránh xa các chất tẩy rửa có thành phần độc hại như thuốc tẩy (chlorine bleach) hoặc amoniac, vì chúng có thể làm hư hại bề mặt và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Ưu tiên lựa chọn dung dịch tẩy rửa không độc hại, có khả năng phân hủy sinh học, đặc biệt là loại phù hợp với các vật liệu nhạy cảm như gỗ tuyết tùng – thường được dùng để ốp nội thất phòng xông hơi.
Quy trình vệ sinh phòng xông hơi:
- Dùng bàn chải lông mềm để chà sạch bụi bẩn, tránh làm trầy xước bề mặt gỗ.
- Lau nhẹ bằng khăn sợi nhỏ ẩm, giúp loại bỏ các vết bẩn còn sót lại mà không làm tổn thương bề mặt.
- Rửa lại bằng nước ấm sạch để làm sạch hoàn toàn cặn hóa chất hoặc bụi bẩn trước khi chúng khô và bám chắc trên bề mặt.
- Vệ sinh định kỳ không chỉ đảm bảo môi trường xông hơi sạch sẽ, an toàn, mà còn duy trì tuổi thọ và vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu trong phòng.
2. Thường xuyên loại bỏ bụi bẩn
- Lau sạch băng ghế sau mỗi lần sử dụng: Băng ghế gỗ là nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, thường tích tụ mồ hôi và tế bào chết. Sau mỗi lần xông hơi, bạn nên dùng khăn ẩm sạch lau nhẹ bề mặt gỗ, tránh để mồ hôi khô lại gây mùi hoặc ố màu.
- Vệ sinh cửa kính (nếu có): Với các phòng xông hơi có cửa hoặc vách kính, hãy duy trì độ sáng bằng cách lau nhẹ bằng hỗn hợp nước ấm và giấm trắng loãng, dùng khăn sợi nhỏ để tránh trầy xước.
- Tăng mùi hương với tinh dầu: Trong quá trình vệ sinh, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp, bạc hà hoặc oải hương vào nước lau, giúp khử mùi, mang lại cảm giác sạch sẽ và tươi mới hơn cho không gian phòng xông hơi. (Lưu ý: chỉ sử dụng tinh dầu nguyên chất, tránh các loại có pha cồn hoặc hóa chất).
3. Dùng máy hút bụi đúng cách
- Quét dọn hoặc hút bụi định kỳ: Sử dụng chổi mềm hoặc máy hút bụi cầm tay để loại bỏ bụi bẩn, tóc rụng và các mảnh vụn nhỏ tích tụ trên sàn nhà, gầm ghế và góc tường. Việc này nên được thực hiện ít nhất 1–2 lần mỗi tuần, tùy theo tần suất sử dụng.
- Sử dụng đầu hút chuyên dụng: Sử dụng đầu chổi mềm hoặc đầu hút khe hẹp để dễ dàng tiếp cận các vị trí khuất như gầm ghế, góc tường hoặc sau lưng máy xông hơi.
- Hút bụi kỹ lưỡng, đúng cách: Thực hiện hút bụi từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để đảm bảo không sót bụi bẩn. Đặc biệt chú ý đến các khu vực thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi và hơi nước.
- Duy trì tần suất định kỳ: Nên hút bụi ít nhất 2 lần mỗi tháng hoặc 1 lần mỗi tuần nếu bạn sử dụng phòng xông hơi thường xuyên. Điều này không chỉ duy trì thẩm mỹ mà còn giúp kéo dài tuổi thọ vật liệu gỗ và thiết bị.
4. Làm sạch đá xông hơi
Đá xông hơi bị bẩn là lý do khiến hiệu quả xông hơi không như bạn mong đợi nên chỉ cần thao tác vài bước vệ sinh đácơ bản, bạn có thể dễ dàng cải thiện hiệu quả của máy xông hơi khô.
- Tắt máy xông hơi: “An toàn là trên hết” nên hãy đảm bảo máy sưởi đã tắt và nguội trước khi vệ sinh.
- Lấy đá ra: Lấy hết đá ra và đặt lên khăn hoặc khay. Kể cả khi máy xông hơi đã nguội, bạn vẫn nên sử dụng găng tay để lấy đá để tránh bị bỏng hoặc vô tình chạm vào các cạnh sắc nhọn trên máy xông hơi.
- Rửa sạch bằng nước ấm: Rửa sạch từng viên đá bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn. Khi rửa đá, nếu có những viên đá có dấu hiệu nứt vỡ, bạn nên vứt bỏ bởi các mảnh vụn có thể làm hư hỏng máy xông hơi. Nếu vấn đề nghiêm trọng, bạn có thể phải gọi dịch vụ sửa chữa máy xông hơi.
- Chà nhẹ bằng bàn chải mềm: Đối với vết bẩn cứng đầu, hãy dùng bàn chải lông mềm để chà nhẹ lên đá.
- Làm khô và lắp lại: Để đá khô hoàn toàn trước khi cho lại vào máy xông hơi.

5. Khử trùng bề mặt
Để đảm bảo sức khỏe và an toàn tối ưu, tất cả bề mặt phòng xông hơi phải được khử trùng thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh phù hợp.
Chọn dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho phòng xông hơi, dịu nhẹ với gỗ và có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng và vi-rút.
- Pha loãng chất khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Dùng vải mềm hoặc miếng bọt biển để lau sạch ghế dài, tường, sàn nhà, tay nắm cửa và những khu vực thường xuyên tiếp xúc với cơ thể.
- Sau khi để đủ thời gian để chất khử trùng phát huy tác dụng, hãy rửa sạch tất cả các bề mặt đã xử lý bằng nước sạch.
- Để tất cả các bề mặt đã được làm sạch khô hoàn toàn trước khi đóng cửa ra vào hoặc cửa sổ (nếu có).
Đầu tư vào máy lọc không khí phòng xông hơi cũng có thể cải thiện độ sạch sẽ và môi trường phòng xông hơi.
6. Duy trì lỗ thông gió
Để giữ phòng xông hơi ở điều kiện tối ưu, cần duy trì thông gió thích hợp bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào khi không sử dụng. Lỗ thông gió giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển, cong vênh bề mặt gỗ và loại bỏ mọi mùi hôi hoặc vi khuẩn còn sót lại.
Thiết kế phòng xông hơi không có lỗ thông gió có thể phát sinh nhiều vấn đề, làm hư hỏng phòng xông hơi và ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Để tránh sửa phòng tắm xông hơi thường xuyên, bạn cần đặc biệt chú ý tới điểm này khi thiết kế.
Nếu có thể, bạn có thể cân nhắc đầu tư lắp đặt quạt lưu thông không khí trong phòng xông hơi để đẩy không khí cũ ra khỏi phòng hiệu quả hơn.
Trong quá trình vệ sinh phòng tắm xông hơi khô, nếu phát hiện gỗ cong vênh, cháy xém hay dấu hiệu hư hỏng khác, hãy nhanh chóng liên hệ tới trung tâm chuyên sửa phòng tắm xông hơi để được hỗ trợ tốt nhất.
Tham khảo từ: thesaunaheater.com