
Muối Epsom là gì?
Muối Epsom hay còn được gọi là muối tắm, muối magie sulphat, có nguồn gốc từ thị trấn Epsom ở Surrey, Anh. Muối Epsom nhìn bề ngoài giống muối ăn hàng ngày nhưng có bản chất khác hoàn toàn nên không thể ăn. Thay vào đó, muối Epsom được hòa tan trong nước nóng và có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể.

Ứng dụng của muối Epsom
Muối Epsom là hợp chất hóa học được tạo thành từ magie, lưu huỳnh và oxy. Chúng được sử dụng trong y học để hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu magie, sinh non, giảm đau nhức xương khớp, giảm chấn thương khi luyện tập và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Cách sử dụng phổ biến nhất của muối Epsom là hòa tan trong bồn tắm vì chúng có tác dụng làm dịu các cơ bị mệt mỏi và giảm sưng tấy.
Mặc dù cùng là hòa tan trong bồn tắm và có nhiều công dụng tuyệt vời như vậy nhưng nếu hòa tan trong bồn sục thì có thể sẽ có hại nhiều hơn là có lợi.
Tại sao không nên dùng muối Epsom trong bồn sục?
Trước hết, muối Epsom hoàn toàn có khả năng làm hỏng bồn sục và các thiết bị xung quanh của bồn. Trong hầu hết các trường hợp, nồng độ muối vượt quá 1500 ppm có thể gây ăn mòn các bộ phận kim loại của bồn sục như bộ phận gia nhiệt hoặc máy bơm. Các bộ phận này đều đặc biệt quan trọng và khi bị hỏng, chi phí sửa bồn sục tại nhà rất đắt đỏ.
Kể cả khi sử dụng bình thường, để muối Epsom đạt được những lợi ích y tế được nêu trên, chuyên gia thường khuyến nghị rằng mức muối mà cơ thể bạn cần hoặc để ngâm mình là 20.000 ppm. Nhưng khi đạt đến mức độ này, khả năng cao là bồn sục sẽ bị ăn mòn và tạo ra các phản ứng hóa học nguy hiểm.
Muối Epsom có thể góp phần làm tăng tổng chất rắn hòa tan (TDS) của nước. Nồng độ TDS cao có thể làm giảm hiệu quả của chất khử trùng, khiến việc giữ nước sạch trở nên khó khăn hơn và có khả năng dẫn đến các vấn đề như nước đục hoặc tảo phát triển.
Bên cạnh những ảnh hưởng tới chất lượng của bồn sục, nếu muối Epsom được sử dụng quá mức hoặc nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có làn da nhạy cảm hoặc dễ kích ứng, muối Epsom có thể gây ra các vấn đề về da như khô, kích ứng hoặc phát ban.
Ngoài ra, nếu bạn không bảo dưỡng bồn sục đúng cách và không làm mới nước thường xuyên, các khoáng chất dư thừa từ muối Epsom có thể tích tụ theo thời gian và có tiếp tục gây kích ứng da trong những lần sử dụng tiếp theo.
Nếu bạn muốn tắm bằng muối Epsom thì sử dụng chúng trong bồn tắm thông thường là lựa chọn tốt hơn. Bạn có thể xả nước sau mỗi lần sử dụng và nó sẽ không ảnh hưởng đến trang thiết bị và các hệ thống đường ống như với bồn sục.

Muối Epsom có thể làm hỏng bồn sục của bạn theo nhiều cách:
- Cặn muối vẫn có tính mài mòn ngay cả khi đã hòa tan. Điều này có nghĩa là chuyển động nhanh của nước trong bồn sục có thể khiến cặn mài mòn làm xước bề mặt acrylic - chất liệu làm bồn sục phổ biến nhất.
- Muối Epsom hòa tan để lại cặn hơi nhờn, có thể làm hỏng bộ lọc nếu nó tích tụ dầu dẫn đến bộ lọc bị bẩn, tắc. Đây cũng là nguyên nhân của nhiều sự cố khác và bạn có thể sẽ phải thay bộ lọc mới cho bồn sục.
- Muối hòa tan cũng có thể gây hư hỏng và ăn mòn các thiết bị bên trong như các bộ phận của máy bơm, vòi phun và bộ phận gia nhiệt.
- Muối Epsom cũng có thể khiến bọt hình thành trên bề mặt nước trong bồn sục khi vòi phun đang hoạt động.
Bất kể bồn sục của bạn là thương hiệu nào và cao cấp hay không, bạn cũng không được sử dụng muối Epsom bên trong.
Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu khác để thay thế cho muối Epsom nhưng phải tham khảo ý kiến của chuyên gia trước tiên. Một số địa chỉ cung cấp bồn sục và dich vu sua chua bon suc liên quan có thể bán thêm các hương liệu chuyên dụng dành cho bồn sục để tăng trải nghiệm của người dùng.
Bên cạnh muối Epsom, một số chất và phụ kiện khác cũng không nên dùng cho bồn sục:
- Dầu gội, xà phòng, bọt tắm, bom tắm: Những chất và phụ kiện này tạo bọt quá nhiều, gây tắc bộ lọc và ảnh hưởng đến máy bơm. Ngoài ra, bên trong thường chứa chất dưỡng, dầu, hóa chất có thể tích tụ trong ống dẫn và đầu vòi, gây mất cân bằng hóa học của nước. Nếu muốn tạo hương hoặc bọt nhẹ, hãy dùng sản phẩm spa-safe, được sản xuất riêng cho bồn sục.
- Tinh dầu nguyên chất: Dầu không tan trong nước, dễ bám cặn vào thành bồn và gây tắc nghẽn bộ lọc và ống dẫn. Tinh dầu cũng có thể làm hư lớp vỏ bồn và giảm hiệu quả của các chất khử trùng (như clo, brom). Để sử dụng trong bồn sục, hãy chọn loại aromatherapy được sản xuất riêng cho bồn sục, thường là dạng nước hòa tan, không dầu.
- Chất tẩy rửa gia dụng: Bạn cần đặc biệt lưu ý khi vệ sinh bồn sục bởi bạn không thể sử dụng các chất tẩy rửa thường dùng do chúng thường quá mạnh nên có thể ăn mòn bề mặt bồn sục và đặc biệt là có khả năng gây phản ứng hóa học độc hại khi kết hợp với clo/brom. Nên sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng theo hướng dẫn của chuyên gia sửa bồn sục tại nhà.
- Trang sức: Nước trong bồn sục không phải nước sinh hoạt bạn sử dụng hàng ngày vì sau khi cho vào bồn sục, nước sẽ được xử lý và duy trì bằng hóa chất chuyên dụng và có thay đổi tính chất hóa học. Kim loại khi cho vào nước trong bồn sục có thể bị oxy hóa bởi clo hoặc brom dẫn đến tình trạng rỉ sét, đổi màu, đặc biệt là với bạc. Hơn nữa, nếu không cẩn thận, bạn có thể làm trầy xước bề mặt bồn. Hãy nhớ tháo bỏ trang sức trước khi vào bồn.

Tham khảo từ: jacuzzi.com