
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nước bồn sục nổi bọt
Hiện tượng nước bồn sục bị nổi bọt thường khiến người dùng nghĩ là do chất tẩy rửa hoặc bề mặt bồn bị bẩn nhưng thật ra nguyên nhân chính là do các chất hoạt động bề mặt. Chất hoạt động trên bề mặt là các phân tử làm giảm sức căng bề mặt của nước, giúp nước dễ dàng hòa trộn với dầu, mỹ phẩm, mồ hôi, xà phòng…
Chất hoạt động bề mặt cũng là một phần của tổng lượng các chất rắn đã hòa tan trong nước (TDS) vì chúng hòa tan trong nước và tồn tại lâu dài. Khi TDS tăng cao, các chất này bám trên bề mặt nước và giữ lại bong bóng khí.
Như vậy, bọt được tạo theo ra như sau: chất hoạt động bề mặt tạo màng mỏng trên mặt nước. Khi có dòng khí từ máy sục, không khí bị giữ lại trong màng này khiến bọt khí nhỏ xuất hiện. Lực sục càng mạnh, nước càng tạo nhiều bọt.
Các tác nhân tạo ra chất hoạt động bề mặt
1. Xà phòng, dầu gội và bột giặt
Đây là những thứ có thể tạo ra bọt trên bề mặt bồn sục nếu tiếp xúc với nước. Nguyên nhân có thể là do bạn tranh thủ tắm, gội ngay trong bồn sục hoặc đồ bơi bạn mặc vẫn còn dính một ít bột giặt, nước giặt. Không thấy xà phòng trong nước không có nghĩa là nó không tồn tại vì chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ gây ra bọt sau vài lần sử dụng.
Tốt nhất là bạn nên tắm sạch trước khi vào bồn, giặt và xả kỹ đồ bơi trước khi sử dụng và tránh dùng bồn sục khi vừa mới bôi kem dưỡng, gel tóc, xịt khử mùi hoặc bất kỳ loại sản phẩm dưỡng tương tự.
2. Các loại kem dưỡng
Các sản phẩm như kem chống nắng, kem dưỡng da, trang điểm, lăn khử mùi đều chứa dầu. Dầu này bám vào thành bồn, nổi trên mặt nước, tích tụ lâu ngày gây tạo màng và bọt.
3. Đồ ăn và đồ uống
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng cũng không ít trường hợp người dùng vừa thư giãn trong bồn sục vừa ăn hoặc uống một chút gì đó. Chỉ cần vô tình làm đổ nước ngọt, cồn, hoặc vụn thức ăn vào bồn cũng có thể làm tăng TDS nên đừng ăn uống trong bồn và nếu đã đổ nước ngọt vào nước thì hãy nhanh chóng sốc nước.

4. Cơ thể người
Da chết, mồ hôi hoặc bất kỳ chất dịch gì từ cơ thể bạn và người thân tiết ra đều hòa tan vào nước và góp phần tạo bọt. Khi có nhiều người cùng sử dụng bồn sục một lúc, lượng hóa chất khử trùng tiêu chuẩn không đủ để làm sạch và loại bỏ hoàn toàn chúng.
5. Bụi bẩn, lá cây
Không vệ sinh bồn sục thường xuyên khiến bùn đất, lá cây bay vào cũng không được nhanh chóng dọn đi, khiến hóa chất cũng trở nên vô dụng nhanh hết tác dụng hơn và tạo điều kiện cho bọt xuất hiện.
6. Mất cân bằng nước
Nếu độ cứng của nước thấp, nước sẽ “mềm” và giảm sức căng bề mặt, càng dễ tạo bọt hơn bình thường. Ngoài ra, pH hoặc độ kiềm không chuẩn cũng khiến hóa chất mất hiệu quả.
7. Sử dụng hóa chất rẻ tiền, kém chất lượng
Bạn cẩn thận sử dụng hóa chất để cân bằng nước và khử trùng bồn sục định kỳ nhưng vẫn không thấy hiệu quả và bọt vẫn xuất hiện thường xuyên thì hãy xem lại loại hóa chất bạn sử dụng.
Trên thị trường hiện nay không thiếu sản phẩm làm giả, làm nhái, kém chất lượng được bày bán tràn lan. Dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc giá rẻ có thể gây mất cân bằng, tạo cặn hoặc bọt. Một số sản phẩm còn chứa chất hoạt động bề mặt ẩn bên trong.
Các sản phẩm chất lượng kém ảnh hưởng tới nguồn nước và tuổi thọ bồn sục là một phần nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nên hãy đặc biệt cẩn thận khi tìm mua hóa chất cho bồn sục của bạn.
Các bước loại bỏ bọt khỏi bồn sục
Một loại hóa chất giúp loại bỏ bọt nhanh chóng nhưng chỉ tạm thời. Nếu không xác định được nguyên nhân và khắc phục dứt điểm, bọt hoàn toàn có thể trở lại. Để loại bỏ hoàn toàn, hãy làm theo các bước đơn giản sau:
Bước 1: Kiểm tra nước
Điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra nước. Khi bạn biết mức độ pH, độ kiềm,, độ cứng và TDS và xác định được yếu tố nào đang bị mất cân bằng, bạn sẽ biết cần chú ý điều gì trong tương lai để đảm bảo điều đó không xảy ra nữa.
Nếu hóa chất trong bồn sục bị mất cân bằng ở mọi yếu tố, giải pháp tốt nhất thường là xả, vệ sinh và đổ đầy lại bồn sục.
Nếu chỉ một vài chỉ số bị mất cân bằng và bồn sục cũng không có quá nhiều bọt thì bạn có thể điều chỉnh hóa chất trong bồn và xem có hiệu quả không. Hãy đặc biệt chú ý đến độ cứng và mức TDS nếu bạn chọn giải pháp này vì đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bồn sục nổi bọt.
Bước 2: Sốc nước
- Tháo nắp bồn sục để oxy có thể tiếp cận bề mặt nước.
- Đảm bảo độ pH chính xác – từ 7,2 đến 7,6 với chất khử trùng clo hoặc từ 7,0 đến 7,4 với chất khử trùng brom.
- Bật vòi sục để sục khí vào nước.
- Tiếp theo, đọc kỹ nhãn dán trên loại hóa chất bạn sử dụng. Hầu hết các sản phẩm yêu cầu 17g chất gây sốc không chứa clo cho 1500 lít nước hoặc 35g chất gây sốc clo cho 1500 lít.
- Cẩn thận đổ dung dịch vào các vị trí gần các đầu dẫn nước vào để giúp dung dịch lưu thông đều.
- Đợi ít nhất 20 phút trước khi sử dụng dung dịch và đảm bảo bồn sục được mở, thoáng khí trong suốt thời gian đó.
Bước 3: Xả nước
Nếu việc sốc nước không hiệu quả hoặc nếu nước trong bồn sục bị mất cân bằng nghiêm trọng thì hãy xả nước và vệ sinh sạch sẽ bồn sục:

- Dùng chất tẩy rửa ống nước tác dụng nhanh để loại bỏ cặn hoặc dầu nhờn từ bên trong hệ thống ống nước, sau đó xả hết nước trong bồn sục.
- Khi đã xả hết, hãy vệ sinh kỹ lưỡng bên trong bồn sục bằng khăn ẩm và dung dịch vệ sinh bề mặt chuyên dụng. Bạn có thể tìm mua sản phẩm ngay tại địa chỉ bán bồn sục và cung cấp dich vu sua chua bon suc.
- Tháo bộ lọc của bồn sục và ngâm chúng trong chất tẩy rửa hóa học, sau đó rửa sạch.
- Nếu có thể, hãy tháo tựa đầu bồn sục và vệ sinh kỹ lưỡng.
- Sau khi vệ sinh, tiến hành đổ đầy bồn sục. Sau đó, kiểm tra và điều chỉnh độ pH của bồn sục thành 7,2 – 7,6 và độ kiềm tổng (TA) thành 125 – 150mg/l.
- Nếu nắp bồn sục của bạn làm bằng nhựa vinyl, hãy rửa bằng nước xà phòng ấm, để khô.
Sau khi đã hoàn thành xong mọi công đoạn, hãy kiểm tra nước và để nước lưu thông trong ít nhất một ngày. Sau đó tiếp tục kiểm tra lại và điều chỉnh nếu cần thiết trước khi dùng.
Cách ngăn bọt hình thành trong bồn sục
- Tắm và tẩy trang sạch sẽ trước khi vào bồn tắm. Không sử dụng bất kỳ sản phẩm dưỡng da hoặc loại kem dưỡng, xịt mùi nào lên cơ thể.
- Giặt riêng đồ bơi, sử dụng ít nước giặt hơn và xả thêm một lần trước khi phơi khô.
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ số của nước.
- Xả và đổ đầy nước trong bồn sục ba tháng một lần.
- Sau mỗi lần có nhiều người dùng bồn sục, hãy sốc nước.
- Sử dụng chất làm trong nước, giúp loại bỏ các hợp chất hữu cơ khỏi nước.
Lược dịch từ: whatspa.co.uk