01. Vệ sinh phòng xông hơi thường xuyên
Giữ cho phòng xông hơi luôn sạch sẽ, khô thoáng thì quan trọng và nên được làm thường xuyên. Đặc biệt, phòng xông hơi ướt là nơi dễ sản sinh vi khuẩn hoặc nấm mốc, gây nguy cơ các bệnh về da và đường hô hấp.
Bạn nên dùng những dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không mài mòn để làm sạch ghế, tường và sàn phòng tắm xông hơi. Riêng với phòng xông hơi ướt, sau mỗi lần xông, bạn nên dùng khăn mềm để lau đi nước còn đọng lại trên các bề mặt. Nếu muốn phòng xông hơi của mình luôn ở tình trạng tốt nhất, hãy duy trì thói quen vệ sinh định kỳ 1-2 lần/tuần.
02. Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rò rỉ
Phòng tắm xông hơi có thiết kế dạng hộp đứng để giữ nhiệt và hơi nước không thoát ra ngoài. Nếu hiện tượng rò rỉ xảy ra sẽ làm giảm nhiệt độ và độ ẩm bên trong, gây hư hỏng các thiết bị và tiềm ẩn nguy hiểm về điện.
- Định kỳ kiểm tra các đường ống, khớp nối, khe cửa ra vào hay vách tường xem có bất cứ rò rỉ nào hay không. Phòng xông hơi nước có thể không cần đóng kín cửa, nhưng với phòng xông hơi khô, bạn phải đảm bảo cửa luôn đóng chặt để không bị thất thoát nhiệt ra ngoài. Không chỉ bằng cách quan sát, bạn có thể dùng khăn giấy thấm hoặc đèn pin để phát hiện các vết nứt hay rỉ sét.
- Với những rò rỉ nhỏ, người dùng có thể siết chặt các khớp nối hoặc sử dụng vật liệu làm kín chuyên dụng để bịt lại chỗ hở. Còn với các rò rỉ lớn, bạn nên liên hệ thợ sửa phòng tắm xông hơi chuyên nghiệp.
03. Vệ sinh quạt thông gió và kiểm tra lưới lọc
Bảo trì hệ thống thông gió sẽ giúp phòng xông hơi luôn có không khí trong lành, an toàn cho sức khỏe và tăng hiệu quả xông hơi. Trong đó, quạt thông gió và bộ lọc đóng vai trò chủ chốt nên cần được quan tâm đặc biệt. Vì vậy bạn nên định kỳ vệ sinh lưới lọc và quạt thông gió 1 tháng/lần để tránh bít tắc hoặc thay thế khi cần thiết. Kiểm tra kỹ xem có bất cứ dị vật gây bít tắc nào không và loại bỏ chúng để không khí lưu thông thuận lợi.
04. Bảo trì thiết bị làm nóng
Thiết bị làm nóng được ví như linh hồn của phòng xông hơi, duy trì nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng. Theo chuyên gia sửa phòng tắm xông hơi, người dùng nên thực hiện bảo trì bộ phận làm nóng ít nhất 3-6 tháng một lần.
Kiểm tra và vệ sinh các linh kiện như thanh nhiệt, cảm biến, các đường ống dẫn nước để duy trì hiệu suất của thiết bị. Nếu nhận thấy hệ thống sưởi không đều hoặc nhiệt độ giảm, người dùng nên tìm kiếm hỗ trợ từ đơn vị sửa phòng tắm xông hơi chuyên nghiệp.
05. Điều chỉnh mức nhiệt và độ ẩm chính xác
Đều đặn theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong phòng xông hơi khô hoặc phòng xông hơi nước của bạn. Hãy chắc chắn rằng mức nhiệt và độ ẩm luôn được duy trì ổn định, ở mức an toàn và thoải mái. Điều này còn giúp bảo vệ các thiết bị bên trong và kéo dài tuổi thọ của phòng xông hơi.
Kiểm tra và điều chỉnh định kỳ các thiết bị đo (nhiệt kế, ẩm kế, cảm biến),bộ điều khiển để đảm bảo có kết quả chính xác. Mức nhiệt hay độ ẩm không phù hợp có thể gây khó chịu và nguy hại đến sức khỏe.
06. Đá xông hơi
Thông thường, bạn sẽ thấy rằng đá xông hơi chỉ có ở phòng xông hơi khô, đóng vai trò duy trì nhiệt độ và tạo ra hơi tinh dầu thơm. Đá xông hơi được chăm sóc đúng cách cũng góp phần để phòng xông hơi hoạt động hiệu quả.
- Giữ cho đá xông hơi luôn sạch sẽ và ở tình trạng tốt: Vệ sinh đá 1-2 tháng/lần hoặc sau 10-15 lần sử dụng và thay thế kịp thời những cục đá bị mòn hoặc nứt nẻ.
- Chọn loại đá xông hơi chất lượng: Đá tự nhiên, chịu nhiệt tốt và kích thước phù hợp với lò hơi.
07. Kiểm tra van xả và vệ sinh máy tạo hơi nước
Ngược lại với loại đá xông hơi chỉ có trong phòng xông hơi khô, máy tạo hơi nước cũng chỉ được sử dụng cho phòng xông hơi ướt. Vốn là thiết bị chủ đạo nên máy tạo hơi nước cần được bảo trì đúng cách để tạo đủ và đều lượng hơi nước cần thiết cho mỗi lần sử dụng.
Người dùng có thể thực hiện cách dễ dàng nhất để bảo trì bộ phận này bằng hoạt động tẩy sạch các cặn khoáng chất tích tụ trong máy.
08. Chăm sóc đặc biệt cho phần gỗ
Gỗ là vật liệu chính để lắp đặt phòng xông hơi khô ở các bộ phận như ghế ngồi, tường hoặc sàn. Gỗ phòng xông hơi cần được bảo dưỡng và chăm sóc đặc biệt để giữ độ bền đẹp, sạch sẽ và an toàn cho người dùng.
- Vệ sinh gỗ bằng dung dịch chuyên dụng: Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch bề mặt gỗ sau mỗi lần sử dụng. Để tẩy sạch các mảng bám, vết ẩm mốc hay vết bẩn cứng đầu, người dùng nên dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho gỗ. Tránh dùng chất tẩy rửa mạnh, có tính axit cao làm mài mòn, nứt và làm khô gỗ.
- Để ý kiểm tra tình trạng gỗ: Quan sát xem gỗ có bị nứt gãy, cong vênh hay có dấu hiệu xuống cấp hay không. Thay thế các phần gỗ bị hư hỏng để đảm bảo an toàn.
- Dưỡng ẩm cho gỗ: Theo như chúng tôi tìm hiểu thì không có nhiều nơi chia sẻ mẹo này cho bạn. Đây là cách bảo trì thích hợp với người dùng thực sự muốn tối ưu phòng xông hơi của mình. Sử dụng những loại dầu đặc thù cho gỗ phòng xông hơi (như dầu lanh) sẽ giúp gỗ luôn mềm mại, không bị khô nứt.
09. Kiểm tra và thay thế các phụ kiện xông hơi khi cần thiết
Phụ kiện xông hơi như xô, muôi, nhiệt kế, gối tựa, khăn lau và ghế ngồi cũng cần được bảo trì để mang lại trải nghiệm thoải mái. Giữ cho các bộ phận này luôn sạch sẽ và sửa chữa/thay thế khi chúng có dấu hiệu hỏng hóc.
10. Lên lịch bảo trì phòng xông hơi định kỳ
Mặc dù chúng tôi đã chia sẻ những mẹo thiết thực để bạn có thể tự bảo trì phòng xông hơi, nhưng việc kiểm tra chuyên nghiệp định kỳ vẫn cần thiết. Hãy cân nhắc lên lịch bảo trì phòng xông hơi định kỳ 6 tháng/lần hoặc hàng quý. Các thợ kỹ thuật hoặc đơn vị sửa phòng tắm xông hơi chuyên nghiệp có khả năng phát hiện những lỗi tiềm ẩn và khắc phục trước khi chúng trở thành vấn đề nghiêm trọng.