Giờ mở cửa: 8:30 - 20:00

06 yếu tố cần cân nhắc khi lắp đặt phòng tắm xông hơi ướt

16/12/2024

Lắp đặt phòng tắm xông hơi ướt là công việc của chuyên gia nhưng trước khi quyết định lắp đặt, bạn cũng cần cân nhắc một số yếu tố để phòng tắm phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn và gia đình.

1. Tính toán trước kích thước

Điều đầu tiên bạn cần làm khi có dự định lắp đặt phòng tắm xông hơi ướt là phải tính toán sơ bộ về kích thước. Mặc dù phòng xông hơi ướt có thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng cần đáp ứng một số yêu cầu cụ thể để đảm bảo phòng và các thiết bị bên trong có thể hoạt động bình thường. 

Có một số thông số gợi ý bạn nên biết:

  • Chiều cao của phòng tắm xông hơi ướt là dưới 2.5m. Nếu bạn muốn lắp phòng với chiều cao cao hơn, bạn sẽ phải đầu tư vào một máy xông hơi nước mạnh hơn, tất nhiên là sẽ đắt đỏ hơn để lấp đầy không gian trống. Có một số gia đình có thể lắp đặt phòng tắm xông hơi ướt cho 1 hoặc 2 người nên ưu tiên những thiết kế nhỏ gọn. Theo các chuyên gia, phòng tắm xông hơi ướt 1 người nên có kích thước là khoảng 1m x 1m x 2m (Dài x rộng x cao),2-3 người là 1.5m x 1.5m x 2m và 4-5 người là 2m x 1.9m x 2.2m. Lưu ý đây là kích thước tối thiểu và bạn có thể lắp đặt với kích thước lớn hơn tùy theo nhu cầu.
  • Tính toán vị trí của đầu phun hơi nước và bảng điều khiển vòi sen cũng rất quan trọng. Đầu phun hơi nước nên được đặt cách sàn nhà 15-30cm, ở phía đối diện với khu vực ghế ngồi và cách xa cửa phòng tắm. Để đảm bảo an toàn và thuận tiện, bảng điều khiển nên được đặt cách xa đầu phun hơi nước và cách sàn nhà khoảng 1-1.5m.

Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét trước vị trí dự định lắp đặt phòng tắm xông hơi ướt. Nên chọn vị trí thông thoáng, dễ dàng lắp đặt hệ thống điện và nước, đồng thời thuận tiện cho việc vệ sinh, bảo dưỡng phòng tắm.

Phòng tắm hơi nước có nhiều kích thước để lựa chọn
Phòng tắm hơi nước có nhiều kích thước để lựa chọn

2. Chọn vật liệu phù hợp

  • Vật liệu lắp đặt phòng tắm xông hơi ướt cần đảm bảo chất lượng để chịu được nhiệt và độ ẩm cao bên trong phòng. Tường, trần và sàn phòng xông cần được làm bằng vật liệu tốt như gạch ceramic, đá granite hoặc acrylic. Các vật liệu này giúp phòng tránh sự sinh sôi của nấm mốc và ngăn chặn nước thấm vào các ngóc ngách hay thấm ra ngoài. Nên ưu tiên những vật liệu có độ bám và chống trơn trượt tốt. Lựa chọn vật liệu không phù hợp có thể khiến phòng tắm nhanh hỏng và bạn sẽ phải liên hệ cho kỹ thuật viên để sửa phòng tắm xông hơi.
  • Chất liệu lắp đặt cửa phòng tắm phải là những loại kín nước để đảm hơi ẩm chỉ nằm bên trong phòng và không thể thoát ra ngoài. Cửa và vách ngăn của phòng xông hơi ướt thường sử dụng các loại kính cường lực có khả năng chịu nhiệt tốt, đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Tương tự như vậy, nếu có bất kỳ cửa sổ nào trong phòng xông hơi ướt của bạn thì chúng cần phải được lắp kính hai lớp, vừa giúp ngăn hơi nước thoát ra vừa chắn gió và không khí lạnh lọt vào.
  • Ngoài ra, phòng xông hơi ướt cần có đệm cửa kín để giữ nhiệt và độ ẩm trong phòng, tạo hiệu quả xông hơi tối đa.
  • Các vật dụng chiếu sáng hoặc bóng đèn khi lắp đặt trong phòng xông hơi ướt cần phải đảm bảo kín hơi và được chuyên gia xác nhận là có thể sử dụng trong phòng tắm xông hơi ướt. Thông thường, loại đèn trong phòng xông hơi phải là loại chịu nhiệt tốt, đồng thời chống nước và chống ẩm. Ánh sáng nhẹ nhàng giúp tạo không gian thư giãn, thoải mái.
Lựa chọn vật liệu phù hợp khi lắp đặt
Lựa chọn vật liệu phù hợp khi lắp đặt

3. Hệ thống máy xông hơi nước

Máy xông hơi là yếu tố quyết định đến hiệu quả của xông hơi ướt khi sử dụng phòng tắm và bạn sẽ cần lựa chọn loại máy phù hợp dựa trên kích thước phòng và số người sử dụng. Công suất máy thường dao động từ 3kW cho phòng nhỏ và lên đến 10kW cho phòng lớn.

4. Hệ thống điện và hệ thống cấp, thoát nước

Các vấn đề liên quan tới hệ thống điện, nước nên do chuyên gia kiểm tra và quyết định. Do phụ thuộc vào trình độ của chuyên gia nên bạn sẽ cần lựa chọn đơn vị thi công phòng tắm uy tín bởi khi xảy ra hư hỏng, họ sẽ là người chịu trách nhiệm sửa phòng tắm xông hơi cho bạn. Các đơn vị này nên có chính sách hỗ trợ khách hàng và bảo hành các thiết bị trong phòng hợp lý và minh bạch.

  • Phòng tắm xông hơi phải được lắp đặt hệ thống điện đạt chuẩn, đảm bảo chống thấm nước và cách điện tốt để tránh nguy cơ giật điện. Hệ thống điện phải có aptomat và tiếp đất để ngắt điện tự động khi gặp sự cố. Chuyên gia khuyến khích người dùng sử dụng bộ ngắt mạch nối tiếp đất vì loại công tắc này sẽ tự động tắt nếu phát hiện thấy bất kỳ độ ẩm nào xâm nhập vào bên trong nên sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong môi trường có độ ẩm đến 95-100% như phòng xông hơi ướt.
  • Đảm bảo hệ thống cấp nước ổn định với áp suất đủ mạnh, cung cấp nước liên tục cho máy xông hơi hoạt động. Đôi khi máy xông hơi gặp các sự cố như không tạo hơi hoặc ít hơi đều có thể bắt nguồn từ hệ thống cấp nước gặp trục trặc, bị tắc hoặc lắp đặt sai cách. Nếu bạn gặp lỗi tương tự, hãy kiểm tra hệ thống cấp nước hoặc liên hệ các cơ sở chuyên sửa chữa máy xông hơi. Bạn có thể cân nhắc lắp thêm bơm tăng áp nếu cần. 
  • Phòng xông hơi ướt sẽ tạo ra nhiều nước ngưng tụ, do đó cần có hệ thống thoát nước hiệu quả để phòng không bị ngập hoặc tràn nước ra ngoài. Hệ thống thoát nước cũng cần được vệ sinh thường xuyên để tránh tắc nghẽn.

5. Chỗ ngồi

Khi sử dụng phòng tắm xông hơi ướt, người dùng có thể sẽ dành nhiều thời gian hơn trong phòng tắm hơi so với phòng tắm thông thường nên kiểu phòng tắm này thường được thiết kế thêm chỗ ngồi. 

Đối với chỗ ngồi tích hợp, hãy đảm bảo rằng nó hơi dốc để tối ưu sự thoải mái khi ngồi. Ghế ngồi nên được làm từ vật liệu chống nước như nhựa ABS hoặc composite, đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm cao. 

Kích thước của ghế ngồi phụ thuộc vào kích thước của phòng tắm và nhu cầu của người sử dụng. Nếu bạn không có nhu cầu ngồi thì không nhất thiết phải lắp thêm ghế mà có thể tận dụng diện tích để lắp đặt các kệ đựng đồ hoặc đặt thêm các thiết bị cần thiết.

6. Ngân sách và các khoản phí

Phòng tắm xông hơi ướt là sự đầu tư tương đối đắt đỏ nên hãy cân nhắc kỹ trước khi lắp đặt. Cân nhắc ngân sách cho phòng xông hơi bao gồm chi phí máy xông hơi, vật liệu sử dụng, bảng điều khiển, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, phụ kiện….Ngoài chi phí ban đầu, bạn cần tính đến chi phí bảo dưỡng định kỳ và sửa phòng tắm xông hơi nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng.

5/5 (1 bầu chọn)