Tại sao cần vệ sinh máy xông hơi tại nhà?
Vệ sinh máy xông hơi (đối với cả máy xông hơi khô và máy xông hơi ướt) sẽ giúp:
- Đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng
- Kéo dài tuổi thọ của máy
- Duy trì trải nghiệm thư giãn tốt nhất
- Hạn chế sửa chữa máy xông hơi liên tục
Lưu ý, trước khi vệ sinh máy xông hơi, bạn cần ngắt kết nối với nguồn điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi thực hiện. Nếu cần thiết, hãy dập cầu dao ở vị trí của thiết bị.
Vệ sinh máy xông hơi khô
Do có cấu tạo đơn giản hơn máy xông hơi ướt nên các bước vệ sinh máy xông hơi khô cũng sẽ đơn giản hơn. Đối với một vài bộ phận nhất định, người dùng cần lưu ý vệ sinh sau mỗi lần sử dụng. Với những bộ phận khác, có thể thực hiện bảo dưỡng 1 tháng/lần để đảm bảo thiết bị vận hành tốt nhất.
Nếu bạn không thể tự thực hiện vệ sinh hay bảo dưỡng tại nhà, hãy liên hệ tới trung tâm sửa chữa máy xông hơi tại Hà Nội để được hỗ trợ tốt nhất.
1. Vệ sinh đá sưởi
Các bước vệ sinh đá sưởi trên máy xông hơi khô như sau:
- Làm sạch đá sau mỗi lần sử dụng bằng cách chà sát mặt đá với bàn chải mềm hoặc bọt biển có nhúng dung dịch tẩy rửa pha loãng. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng để tránh lựa chọn sai loại chất tẩy rửa.
- Loại bỏ những viên đá bị vỡ vụn, đá nhỏ.
- Sau khi đã làm sạch và loại bỏ hết cặn bẩn, hãy rửa lại đá với nước sạch và phơi khô tự nhiên. Lưu ý, phải để đá khô ráo hoàn toàn mới đặt lại vào máy bởi nước tiếp xúc trực tiếp với bộ tạo nhiệt có thể làm hỏng linh kiện bên trong.
- Xếp đá sao cho hợp lý và đảm bảo không xếp đá quá khít với nhau khiến không khí không thể lưu thông.
- Thay thế đá vỡ bằng đá sưởi mới, chất lượng cao có kích thước và loại phù hợp. Nếu bạn sử dụng máy xông hơi thường xuyên thì nên được thay đá ít nhất một lần mỗi năm. Bạn cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện.
Lý do bạn cần thay đá sưởi là bởi sau nhiều chu kỳ làm nóng và đổ nước lên đá sưởi, chúng sẽ dịch chuyển, nén chặt lại với nhau trong khoang đá. Đá sưởi khi bị nén chặt sẽ hạn chế lưu thông không khí thích hợp để nhiệt trong máy được lưu thông. Hiện tượng này còn làm đá bị nứt và vỡ vụn, không thể tiếp tục sử dụng. Đá vỡ vụn có thể rơi xuống và làm trầy xước hoặc gây hư hỏng cho máy xông hơi.
Ngoài ra, vì luồng không khí bị cản trở, máy xông hơi khô có thể mất nhiều thời gian hơn để làm nóng đến nhiệt độ thiết lập so với trước đây, dẫn đến tiêu thụ năng lượng quá mức và chi phí vận hành cao hơn. Ngoài ra, độ ẩm bị giữ lại bên cạnh các bộ phận gia nhiệt có thể ăn mòn và làm hỏng bộ phận.
2. Vệ sinh vỏ máy
Vệ sinh vỏ máy sẽ đơn giản hơn bởi bạn chỉ cần sử dụng khăn mềm hoặc bọt biển để lau sạch bụi bẩn, cặn bám trên vỏ máy sau đó lau lại bằng khăn ẩm và để khô tự nhiên. Vỏ máy xông hơi được làm bằng thép không gỉ, có bề mặt phẳng, nhẵn nên dễ vệ sinh.
Nếu phát hiện tình trạng hoen gỉ hoặc có các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để vệ sinh thiết bị.
Khi vệ sinh vỏ máy, chỉ được sử dụng khăn mềm, tuyệt đối không sử dụng các vật sắc nhọn, bùi nhùi kim loại để loại bỏ vết bẩn bởi có thể làm trầy xước vỏ. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc có tính ăn mòn.
3. Bảo dưỡng linh kiện
Bên cạnh việc vệ sinh thường xuyên thì bảo dưỡng linh kiện bên trong máy cũng là một bước quan trọng nhưng hầu hết người dùng thông thường sẽ không thể tự thực hiện tại nhà nên chúng tôi khuyên bạn liên hệ tới dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy xông hơi để kỹ thuật viên tới kiểm tra và bảo dưỡng linh kiện hàng tháng.
Vệ sinh máy xông hơi ướt
1. Vệ sinh vỏ máy
- Cách vệ sinh vỏ máy xông hơi ướt cũng tương tự như với máy xông hơi khô và bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Sử dụng khăn mềm hoặc bọt biển khô để lau sạch bụi bẩn, cặn bám một lần.
- Lau lần thứ hai với khăn mềm hoặc bọt biển ướt và chờ cho thiết bị khô tự nhiên.
- Nếu phát hiện tình trạng hoen gỉ hoặc có các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để vệ sinh thiết bị. Bạn chỉ cần trực tiếp đổ dung dịch lên vị trí bị hoen ố sau đó lấy khăn và lau sạch.
2. Vệ sinh bình chứa nước
Xả cặn bình chứa:
Những cặn bám này nếu không được loại bỏ sớm có thể trở thành nguyên nhân khiến máy xông hơi không tạo hơi hoặc tạo hơi yếu và gây tiếng ồn bất thường. Đó là lý do bạn cần xả cặn và vệ sinh máy xông hơi thường xuyên:
- Xả nước và cặn trong bình chứa bằng van xả đáy.
- Dùng xô hoặc chậu để hứng nước xả, tránh làm tràn nước ra sàn.
Hầu hết máy xông hơi ướt hiện nay có chức năng xả cặn trong bình chứa nhưng không xả tự động nên vẫn có thể có cặn bám động lại bên trong bình. Một số máy có thể xả cặn tự động nên bạn có thể tìm hiểu trước trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị.
Vệ sinh bên trong:
Nếu xả cặn nhưng vẫn còn bụi bẩn, mảng bám, hãy vệ sinh bình chứa:
- Dùng bàn chải lông mềm hoặc khăn ẩm lau sạch các mảng cặn bám bên trong.
- Pha hỗn hợp giấm trắng và nước theo tỉ lệ 1:1 hoặc sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng, được chuyên gia cho phép.
- Đổ hỗn hợp này vào bình chứa và để ngâm khoảng 20–30 phút để làm mềm cặn bám.
- Rửa lại bình chứa bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn giấm hoặc dung dịch vệ sinh.
3. Vệ sinh đường ống và vòi phun hơi
- Kiểm tra các đường ống dẫn hơi và vòi phun hơi xem có bị tắc nghẽn hay không. Nếu có, hãy nhanh chóng loại bỏ vật cản gây tắc nghẽn.
- Dùng bàn chải nhỏ để làm sạch các lỗ nhỏ trên vòi phun.
- Nếu vòi phun bị đóng cặn nặng, tháo ra và ngâm trong giấm hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng khoảng 30 phút, sau đó chải sạch bằng bàn chải lưỡi mềm.
- Xả nước qua hệ thống ống dẫn để làm sạch hoàn toàn cặn bẩn trong đường ống.
4. Kiểm tra và vệ sinh các linh kiện khác
- Van xả: Van xả thoát cặn bẩn và tạp chất ra ngoài nên các cặn bám đó có thể không thải ra hết và bám lại ở van. Bạn cần đảm bảo van xả không bị tắc và vệ sinh kỹ bằng bàn chải mềm nếu cần thiết.
- Bảng điều khiển: Lau sạch bề mặt bảng điều khiển bằng khăn mềm, không dùng nước trực tiếp để tránh chập điện.
Lưu ý khi vệ sinh máy xông hơi ướt:
- Làm mềm nước: Nếu tình trạng cặn vôi, tạp chất trong bình chứa nghiêm trọng, hãy cân nhắc ứng dụng các biện pháp làm mềm nước như đun sôi nước, sử dụng máy lọc nước hoặc hóa chất.
- Vệ sinh định kỳ: Nên xả cặn với tần suất từ 2-3 ngày/lần và thực hiện vệ sinh ít nhất 1 lần/tháng nếu sử dụng thường xuyên.
- Tránh hóa chất mạnh: Không sử dụng các chất tẩy rửa ăn mòn để tránh làm hỏng máy.
- Liên hệ chuyên gia: Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường khi vệ sinh máy hoặc cần bảo dưỡng linh kiện, hãy liên hệ cho chuyên gia sửa chữa máy xông hơi tại nhà để được hỗ trợ.